Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
Lò hơi 10 tấn – Japfa Bình Phước

Lò hơi tuần hoàn sử dụng nhiên liệu xanh sạch, giúp doanh nghiệp “xanh hóa” quy trình sản xuất. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Việt Nam Zero Waste tìm hiểu về hệ thống lò hơi tuần hoàn ứng dụng trong các ngành công nghiệp. 

Thúc đẩy xanh hóa ngành Dệt may nhờ lò hơi tầng tuần hoàn

Sẽ không có cơ hội phát triển bền vững nếu doanh nghiệp dệt may không chuyển đổi xanh? Lò hơi tuần hoàn chính là giải pháp.

Xanh hóa – Yêu cầu cấp thiết của ngành Dệt may

Hiện nay, các hiệp định thương mại vừa lại cơ hội lẫn thách thức đối với ngành Dệt may, buộc các doanh nghiệp phải cam kết bảo vệ môi trường và giảm mức phát thải ra môi trường, hướng đến mục tiêu Netzero toàn cầu vào năm 2050. 

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), xanh hóa là cách mà các doanh nghiệp dệt may chứng minh trách nhiệm với xã hội, mục tiêu là đến năm 2023 giảm được 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước. Đồng thời, xanh hóa là tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng là tiêu chí để các thương hiệu thời trang – là khách hàng của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ưu tiên khi lựa chọn đối tác.

Không những thế, khi xu hướng tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới đang hướng tới những sản phẩm có quá trình sản xuất thân thiện với môi trường, doanh nghiệp dệt may càng buộc phải xanh hóa nếu muốn giữ được đơn hàng. Cuối cùng, về chi phí, trung bình doanh nghiệp dệt may tiêu thụ đến 3 tỷ đô chi phí năng lượng, nhưng nếu chuyển sang năng lượng tái tạo hoặc năng lượng sạch có thể tiết kiệm đến 1 tỉ đô. Với lò hơi biomass ZeroWaste, việc chuyển đổi xanh là hoàn toàn có thể đối với các doanh nghiệp dệt may.

lò hơi - giải pháp xanh

Việc chuyển đổi xanh là hoàn toàn có thể đối với các doanh nghiệp dệt may

Sử dụng nhiên liệu xanh giúp doanh nghiệp chuyển đổi dễ dàng hơn

Để xanh hóa thì việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần rất lớn. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp về năng lượng sạch và mang lại hiệu quả phải kể đến như: mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối. 

Trong đó, sinh khối đem lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường cực kỳ hiệu quả với các ưu điểm vượt trội về đặc tính đa dạng về chủng loại và có thể kết hợp khi đốt, giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro khi thị trường nhiên liệu khan hiếm. 

Đặc biệt, khi đốt sinh khối bằng lò hơi tuần hoàn đốt biomass, hơi nước áp suất cao được tạo ra và sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy phát điện tuabin hơi. Là một dạng năng lượng tái tạo, sinh khối có thể được khai thác mà không gây tổn hại đến các hệ sinh thái, góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang chuyển dần từ nhiên liệu than đá sang biomass, từ cắt giảm 1 phần (sử dụng song song với than đá), cho tới toàn phần (sử dụng hoàn toàn nhiên liệu biomass). 

Ví dụ như Việt Thái Tech, nhà máy sản xuất của thương hiệu thời trang đứng đầu thị trường Việt Nam – Việt Tiến đã và đang dần chuyển đổi xanh với giải pháp năng lượng lò hơi tuần hoàn do Zero Waste cung cấp để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững – xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Lò hơi biomass - Việt Thái Tech

Lò hơi biomass – Việt Thái Tech

Vai trò của lò hơi tầng sôi đốt biomass trong ngành dệt may 

Có thể nói rằng, lò hơi biomass đóng vai trò to lớn trong ngành công nghiệp may mặc. Với hệ thống lò, nhà máy có thể nấu bùn, sấy khô vải,…và tất cả các quá trình này đều hoạt động tự động hoặc chỉ cần một vài nhân công kiểm soát. Một mặt đem đến sự tiện lợi và hiệu quả cao, mặt khác giúp doanh nghiệp ngành dệt may tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm báo hoàn thiện tốt các sản phẩm. 

Bên cạnh đó, chất lượng của các mặt hàng, sản phẩm của ngành dệt may còn phụ thuộc vào chất lượng của hơi bão hòa có trong lò hơi. Do đó, việc lựa chọn một hệ thống lò hơi có công xuất lớn, phù hợp với nhu cầu của nhà máy cũng quan trọng không kém. Vì điều này vừa giúp cải thiện hiệu quả, năng suất, chất lượng mà còn tiết kiệm một khoản chi phí – gồm chi phí nhân công, nhiên liên và chi phí vận hành. 

Giải pháp lò hơi đốt biomass – Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp dệt may đến 20%

Theo ông Nguyễn Bá Vinh, Quản đốc Dự án sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết, khi được tối ưu tất cả các khâu trong sản xuất như động cơ, máy nén, hệ thống lò hơi,…ngành dệt may có thể tiết kiệm đến 20% chi phí năng lượng. Trong đó, giải pháp hệ thống lò hơi vừa ít tốn chi phí và thời gian hoàn vốn tương đối ngắn.  

Cụ thể, với lò hơi tầng sôi đốt biomass hiệu suất cao, hoạt động với công suất lớn mà phải lo bị quá tải có thể giúp công nghệ dệt may tiết kiệm năng lượng cung cấp cho các thiết bị khác như máy nhuộm, máy se sợi, quạt hút, quạt lò hơi,… Không những thế, hệ thống lò hơi cũng cần được lắp đặt và bố trí hợp lý đễ hạn hạn chế sự thất thoát nhiệt đến mức thấp nhất. Để lò hơi hoạt động bền lâu và vẫn giữ được tính ổn định lẫn hiệu quả, doanh nghiệp cần bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để giảm thiểu khả năng rò rỉ hoặc dính cặn bên trong lò. Khi sử dụng lò hơi cũng cần chú ý kiểm soát chặt chẽ nhiên liệu đốt nhằm giảm chi phí cũng như bảo vệ môi trường.

Giải pháp lò hơi biomass

Giải pháp lò hơi đốt biomass cho Việt Thái Tech

Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng lò hơi trong ngành dệt may 

  • Thời gian bảo trì, bảo dưỡng: Định kỳ 3 đến 6 tháng/ lần. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc kiểm tra và vệ sinh lò hơi nên được thực hiện hằng ngàyngày
  • Khi nhận thấy bất kỳ sự cố hay lỗ hỏng nào, tiến hành sửa chữa, bảo trì ngay. 
  • Có hai phương pháp bảo trì, bảo dưỡng lò hơi:
    • Bảo dưỡng ướt: Khi lò hơi ngừng hoạt động trong khoảng thời gian dưới 1 tháng, người ta thường áp dụng phương pháp này để bảm đảm lò vẫn hoạt động tốt và an toàn khi vận hành. 
    • Bảo dưỡng khô: Ngược lại, bất kỳ lò hơi nào ngưng hoạt động trên 1 tháng thì cần áp dựng cách thức này. 
  • Một số công việc liên quan đến bảo trì lò hơi:
    • Làm sạch: Một số thiết bị cần làm sạch như nồi hơi, hệ thống ống trao đổi nhiệt, ổng dẫn hơn, các van đóng – mở cửa. 
    • Rà soát tình trạng hoạt động bên trong buồng đốt như bộ cấp nhiên liên, bộ xử lý khói xỉ.
    • Kiểm tra dây gia nhiệt, bộ lọc khí,…
    • Bổ sung, thay thế phụ kiện mới như các loại van như van xả, van áp xuất, van hơi, đồng hồ đo, các thiết bị điều khiển. 
    • Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện hệ thống đường ống như ống cấp hơn, ống dẫn nhiệt, thân lò,…
    • Vệ sinh bộ trao đổi nhiệt và cấp thêm chất khử chuyên dụng vào thiết bị. 

Lò hơi đốt biomass – Giải pháp xanh cho ngành thức ăn chăn nuôi

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ hậu đại dịch Covid 19, Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển kinh tế, các ngành công nghiệp bao gồm thức ăn chăn nuôi đều phải đảm bảo cân bằng yếu tố về môi trường và con người, từ đó hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Nồi hơi là một trong những giải pháp năng lượng hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam vừa phát triển kinh tế vừa cam kết được các tiêu chuẩn của nhà nước về môi trường. Hãy cùng Zero Waste tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này.

Sử dụng lò hơi đốt biomass trong quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nồi hơi được biết đến như một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất của các nhà máy thức ăn chăn nuôi. Bằng cách tạo ra hơi nước có nhiệt độ và áp suất phù hợp, nồi hơi thường được sử dụng để phục vụ các khâu sấy khô hoặc đun nấu. 

Tuy nhiên, với đa dạng các mẫu mã và chức năng, lựa chọn nồi hơi phù hợp với nhu cầu sử dụng là một việc cần đến sự xem xét kỹ lưỡng của doanh nghiệp thông qua các tiêu chí: 

  • Đáp ứng nhu cầu của nhà máy một cách linh hoạt: Tùy theo sản lượng sản xuất mà mỗi nhà máy sẽ có nhu cầu sử dụng hơi nước khác nhau. Chính vì vậy, một hệ thống nồi hơi đạt chuẩn sẽ phải có khả năng đáp ứng linh hoạt và cung cấp đủ sản lượng hơi cho nhà máy. 
  • Sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu và nước: Các nhà máy chế biến thực phẩm có các hạn chế nghiêm ngặt về khí thải. Do đó, nồi hơi được sử dụng cần phải đảm bảo các yếu tố về nguồn nhiên liệu và nước sạch. Đồng thời tiết kiệm năng lượng và không ảnh hưởng đến năng suất của nhà máy. 
  • Vận hành liên tục và an toàn: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động, nồi hơi cần được ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ để bảo trì thiết bị.

Dự án thuộc ngành thức ăn chăn nuôi

Dự án cung cấp dịch vụ vận hành nồi hơi tầng sôi và hơi bão hòa giữa Zero Waste và Japfa là một dự án tiêu biểu trong lĩnh vực này. Dự án đã hoàn thành vào tháng 7 năm 2022 với sự cam kết của Zero Waste về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng Japfa. Từ khi đi vào hoạt động, nồi hơi Zero Waste đã mang lại những giá trị như đã cam kết về nguồn nhiên liệu biomass dồi dào đủ cung cấp cho dự án với sản lượng trung bình 15,000 tấn/ tháng; vận hành liên tục và an toàn theo tiêu chuẩn 5S.

Ngoài ra, nồi hơi Zero Waste được trang bị hệ thống xử lý khói thải đa cấp đáp ứng tiêu chuẩn khói thải của lò hơi theo QCVN 19:2009/BTNMT, góp phần mang lại giá trị xanh cho nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của khách hàng.

Dự án thuộc ngành thức ăn chăn nuôi

Dự án lò hơi tầng sôi đốt biomass của Japfa

Lò hơi đốt biomass Zero Waste, giải pháp cho quá trình xanh hóa của doanh nghiệp

Việc đầu tư một hệ thống lò hơi tầng sôi đốt biomass với nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường đang được khuyến khích rộng rãi trên toàn cầu. Với nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp với nhiều loại nhiên liệu và ứng dụng đa dạng, lò hơi tuần hoàn biomass có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo của các ngành công nghiệp khác bên cạnh ngành may mặc như giấy, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,… 

Tại Zero Waste, các hệ thống lò hơi tầng sôi đốt biomass được thiết kế và chế tạo – lắp đặt dưới sự kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau đây là một vài thông tin chi tiết. 

  • Thiết kế – chế tạo – lắp đặt theo tiêu chuẩn ASME và Việt Nam TCVN
  • Vận hành theo tiêu chuẩn 6S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng, An toàn). 
  • Sản phẩm: hơi bão hòa – nhiệt – điện 
  • Nhiên liệu: biomass (trấu, mùn cưa, dăm bào,…)
  • Áp suất: 5-30 BAR
  • Công suất: 3 – 100 TPH 
  • Hiệu suất: 85% + 3%.

Là một đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi xanh và mang lại giá trị bền vững cho các ngành công nghiệp Việt Nam, Zero Waste cung cấp giải pháp năng lượng sạch cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi với hệ thống nồi hơi được trang bị các tính năng ưu việt, đảm bảo các tiêu chí khi lựa chọn của khách hàng:

Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn: Được thiết kế và chế tạo theo các tiêu chuẩn nồi hơi của quốc tế như ASME, LLOYD, ISO,… Nồi hơi Zero Waste có khả năng cung cấp năng lượng ổn định, đặc biệt ở nhiệt độ và áp suất cao. Đặc biệt, công nghệ tầng sôi tuần hoàn giúp tận dụng triệt để nguồn năng lượng trong nhiên liệu đốt. 

  • Đốt đa nhiên liệu: Bên cạnh tính năng tầng sôi tuần hoàn, nồi hơi do Zero Waste cung cấp còn có thể đốt đa nhiên liệu giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giải quyết các vấn đề về môi trường mà nhiên liệu hóa thạch không làm được. Các loại nhiên liệu sử dụng để đốt trong nồi hơi gồm phụ phẩm nông – lâm – công nghiệp như: mùn cưa, trấu, viên nén gỗ, vải vụn, vụn giấy,… 
  • Được thiết kế và lắp đặt với công nghệ tự động: nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng, nồi hơi Zero Waste được trang bị hệ thống điện điều khiển PLC-HMI/Scada, điều tự động từ khâu cấp nhiên liệu đến thải tro xỉ.

lò hơi biomass

Lò hơi tuần hoàn biomass Zero Waste

Tóm lại, với công nghệ xanh là lò hơi tầng sôi đốt biomass, Zero Waste có thể khẳng định rằng các ngành công nghiệp nói chung hay ngành dệt may nói riêng đều sẽ có cơ hội để chuyển đổi xanh và hướng tới tương lai phát triển bền vững. Hãy liên hệ với đội ngũ của Việt Nam Zero Waste để được tư vấn thêm về các giải pháp năng lượng cho quý doanh nghiệp:

  • Mr. Văn (P. Kĩ thuật):  0975 324 488
  • Mr. Khang (p. Kinh doanh): 0975 337 933 
Đánh giá bài viết