Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
GIẢI PHÁP NĂNG LƯỢNG CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2022

Ngày nay, năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, làm gián đoạn quá trình sản xuất của rất nhiều ngành công nghiệp bao gồm ngành dệt may. Hãy cùng Zero Waste giải quyết vấn đề nhức nhối này bằng giải pháp năng lượng xanh qua bài viết sau đây. 

  • Ngành dệt may tiêu thụ một lượng khổng lồ nhiêu liệu hóa thạch và thải ra hàng triệu tấn khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
  • Xanh hóa ngành dệt may là xu thế tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên tham gia nếu muốn phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường.

Tình hình năng lượng của ngành dệt may thế giới và Việt Nam

Nguồn: Internet

Theo các nghiên cứu hiện nay, ngành dệt may đang chiếm 11% tổng nhu cầu năng lượng trong các ngành kinh tế công nghiệp. Phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2, đây được xem là nhóm ngành gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường nhất chỉ sau ngành sản xuất xi măng, thép.

Chính vì lượng phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, ngành dệt may buộc phải có các giải pháp chuyển đổi sang năng lượng tái tạo để tiết kiệm năng lượng.

Đồng thời ngành dệt may cần cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế thu hồi và tái sản xuất hướng tới sử dụng bền vững, áp dụng hình thức tái chế để giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường.

"Xanh hóa" - Xu thế mới dành cho các doanh nghiệp ngành dệt may

“Xanh hóa" trong ngành dệt may

Theo tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), ‘Xanh hóa’ ngành Dệt May đồng nghĩa với việc ngành sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sự phát triển bền vững thông qua sử dụng hiệu quả các loại nguyên, nhiên liệu tái tạo, năng lượng sạch thân thiện môi trường.

Lý do doanh nghiệp phải chuyển đổi sang nền sản xuất xanh

Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam không chỉ là vấn đề về công nghệ, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mà còn là công cuộc đòi hỏi sự cân bằng giữa 3 yếu tố: Môi trường – Kinh tế – Xã hội (WWF-Việt Nam). Các chuyên gia khuyến khích đưa “Xanh hóa” vào trong các chiến lược phát triển ngành dệt may.

  • Về môi trường: Xanh hóa ngành Dệt May sẽ giảm tác động tiêu cực của doanh nghiệp lên môi trường, đặc biệt là về vấn đề tiêu hao nước và xả nước thải cũng như giảm lượng khí thải cacbon, cải thiện chất lượng không khí, chống ô nhiễm môi trường.
  • Về kinh tế: Các nhà sản xuất dệt may “xanh” sẽ thu hút được đơn hàng ổn định ở mức giá hợp lý và và phát triển bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí sản xuất do giảm tiêu hao năng lượng, nước, hóa chất, và giảm chi phí xử lý chất thải. 
  • Về xã hội: Nhận thức của cộng đồng và người tiêu dùng về các vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao, với 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả hơn 10% đối với các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường (Nielsen).

Vậy, để đạt được mục tiêu ‘xanh hóa’ chuỗi sản xuất, ngành dệt may cần có giải pháp về sử dụng năng lượng xanh hiệu quả, hạn chế tối đa phát thải và hình thành một chuỗi cung ứng bền vững. 

Xu hướng ‘Xanh hóa’ - Cơ hội hay thách thức cho ngành Dệt May Việt Nam?

Năm 2018, Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng tổ chức Quốc tế WWF-Việt Nam, đã đặt ra kế hoạch dự án năng lượng xanh ngành Dệt may – Hướng đến kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, giảm 15% tiêu thụ năng lượng và 20% tiêu thụ nước vào năm 2023, thực hiện trách nhiệm xã hội môi trường và cắt giảm phát thải.

Đồng thời, chuyển đổi ‘xanh hóa’ ngành Dệt may Việt Nam, xây dựng thương hiệu ‘hàng dệt may phát triển bền vững tại Việt Nam’. Đây chính là mối quan tâm nhức nhối không chỉ của riêng một doanh nghiệp ngành dệt may mà cũng là thử thách đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào tại Việt Nam hiện nay.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam VITAS cho biết: “Ngành dệt may cần xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng xanh hóa sản xuất. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may và các nhãn hàng có thể kết nối với các nhà cung cấp năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối (Biomass), từ đó xác định hướng đi đến phát triển bền vững, nâng cao năng lực và uy tín trên thị trường quốc tế.”

GIẢI PHÁP CẤP THIẾT CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tham dự sự kiện với vai trò là nhà cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo xanh và bền vững (biomass), Việt Nam Zero Waste có được cơ hội quý giá để trình bày về giải pháp ‘Xanh hóa’ cho ngành Dệt May Việt Nam.

Khác với các đơn vị cung cấp năng lượng Mặt trời, Zero Waste mang đến buổi Hội thảo một giải pháp cấp thiết cho ngành dệt may Việt Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn cung cũng như chất lượng.  

Biomass (năng lượng sinh khối) thuộc nhóm năng lượng Tái tạo và là nguồn cung ứng xanh – sạch và bền vững cho chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp, làm cơ sở tiếp cận các chính sách tín dụng xanh hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại về nguồn cung và hiệu quả của loại nhiên liệu xanh này trong thời buổi xu hướng sử dụng năng lượng sinh khối ngày càng tăng.

Trả lời cho câu hỏi này từ BTC, đại diện của Việt Nam Zero Waste khẳng định rằng: ‘Các doanh nghiệp chỉ cần tập trung cho hiệu quả sản xuất của mình, còn Zero Waste sẽ luôn đồng hành để giải quyết vấn đề về năng lượng sạch và bền vững’. 

Hơi bão hòa - Giải pháp năng lượng xanh cho ngành dệt may từ Việt Nam Zero Waste

Hơi nước hay hơi bão hòa là một nguồn năng lượng xanh tiềm năng được sử dụng trong quá trình sản xuất của ngành dệt may để sản xuất sợi, nhuộm vải, in hoa văn, sấy khô, ủi,…

Được tạo ra từ công nghệ lò hơi tầng sôi, một trong những công nghệ hàng đầu tại Việt Nam Zero Waste với nguồn nhiên liệu đốt xanh Biomass, hơi bão hòa hiện là một giải pháp năng lượng sạch mà thị trường năng lượng đang chú trọng. Sau đây là một dự án tiêu biểu của doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam đã thực hiện ‘xanh hóa’ chuỗi sản xuất với dịch vụ cung cấp hơi bão hòa từ Zero Waste. 

Dự án tiêu biểu

Đội ngũ Zero Waste cùng Đại diện Việt Thái Tech và Chủ tịch Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (từ trái qua)

Việt Thái Tech là nhà máy sản xuất vải trực thuộc quản lý của Tổng Công ty Cổ Phần May Việt Tiến (VTEC) – một thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất nhì ở Việt Nam. Vào tháng 3 năm 2022 vừa qua, Việt Thái Tech cùng với Việt Nam Zero Waste đã tiến hành ký kết hợp đồng cho dự án Cung cấp Hơi bão hòa với công suất lò hơi 8 tấn/giờ. 

Đây có thể xem là một bước ngoặt chuyển sang chu trình sản xuất xanh đối với Việt Thái Tech khi thay thế lò hơi đốt than, dầu bằng lò hơi đốt bằng biomass – một giải pháp năng lượng sạch hữu hiệu tại Zero Waste. Dự án bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2022 tới, hứa hẹn mang lại những giá trị tích cực không chỉ với Việt Thái Tech mà còn giúp cho ngành Dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu ‘xanh hóa’. 

Để biết thêm thông tin về dự án, quý khách hàng có thể truy cập thông qua:

Đánh giá bài viết