Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
giải pháp lò hơi biomass

Nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của nền công nghiệp dệt may; nhiều doanh nghiệp cùng với hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã hình thành những chính sách giúp thúc đẩy KTTH tại Việt Nam. Một trong số đó là thời trang tuần hoàn, khi sản phẩm sẽ được kéo dài tuổi thọ thay vì tập trung vào sử dụng nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý “mọi thứ đều là đầu vào của thứ khác”, khác với mô hình kinh tế tuyến tính (KTTT). Theo cách hiểu đơn giản, Mô hình KTTT phát triển theo hướng đường thẳng và KTTH phát triển theo hướng vòng tròn. Với một hệ thống công nghiệp luôn tái tạo và loại bỏ các chất độc hại trong sản xuất, KTTH giúp doanh nghiệp chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo bằng cách chuyển đổi rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên, năng lượng cho ngành khác. Từ đó giảm khai thác tài nguyên môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như chi phí xử lý.

Hiện trạng

Ngày nay, năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, làm gián đoạn quá trình sản xuất của rất nhiều ngành công nghiệp bao gồm ngành dệt may. Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp trên toàn thế giới, sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái và tổn thất về môi trường là không thể tránh khỏi. Trong đó, lượng tài nguyên mà con người đã khai thác vào năm 2017 đã tăng gấp 3.4 lần so với 50 năm trước và 50% lượng khí thải nhà kính hiện tại là từ hoạt động khai thác và chế biến tài nguyên môi trường. Ngoài ra, với nền kinh tế toàn cầu hiện tại, chỉ có 9% phát triển theo hướng KTTH và giá trị của nó được dự đoán tăng lên 4.5$ tỷ vào năm 2050.

Tình hình năng lượng của ngành dệt may thế giới và Việt Nam

Theo các nghiên cứu hiện nay, ngành dệt may đang chiếm 11% tổng nhu cầu năng lượng trong các ngành kinh tế công nghiệp. Phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2, đây được xem là nhóm ngành gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường nhất chỉ sau ngành sản xuất xi măng, thép. Chính vì lượng phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, ngành dệt may buộc phải có biện pháp chuyển đổi sang năng lượng sạch để ít phát thải hơn.

Năm 2018, Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng tổ chức Quốc tế WWF-Việt Nam, đã đặt ra kế hoạch dự án năng lượng sạch ngành Dệt may – giảm 15% tiêu thụ năng lượng và 20% tiêu thụ nước vào năm 2023. Đồng thời, chuyển đổi ‘xanh hóa’ ngành Dệt may Việt Nam, xây dựng thương hiệu ‘hàng dệt may sản xuất bền vững tại Việt Nam’.

TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Giải pháp lò hơi cho ngành dệt may

“Xanh hóa” trong ngành dệt may

Theo tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), ‘Xanh hóa’ ngành Dệt May đồng nghĩa với việc ngành sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu tái tạo, năng lượng sạch, thân thiện môi trường.

Vì sao doanh nghiệp phải chuyển đổi sang nền sản xuất xanh?

Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam không chỉ là vấn đề về công nghệ, chuyển đổi sang năng lượng sạch mà còn là công cuộc đòi hỏi sự cân bằng giữa 3 yếu tố: Môi trường – Kinh tế – Xã hội (WWF-Việt Nam).

  • Về môi trường: Xanh hóa ngành Dệt May sẽ giảm tác động tiêu cực của doanh nghiệp lên môi trường, đặc biệt là về vấn đề tiêu hao nước và xả nước thải.
  • Về kinh tế: Các nhà sản xuất dệt may “xanh” sẽ thu hút được đơn hàng ổn định ở mức giá hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí sản xuất do giảm tiêu hao năng lượng, nước, hóa chất, và giảm chi phí xử lý chất thải…
  • Về xã hội: Nhận thức của cộng đồng và người tiêu dùng về các vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao, với 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả hơn 10% đối với các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường (Nielsen)…

Vậy, để đạt được mục tiêu ‘xanh hóa’ chuỗi sản xuất, ngành dệt may cần có giải pháp về sử dụng năng lượng sạch hiệu quả, hạn chế tối đa phát thải và hình thành một chuỗi cung ứng bền vững.

Nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của nền công nghiệp dệt may; nhiều doanh nghiệp cùng với hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) đã hình thành những chính sách giúp thúc đẩy KTTH tại Việt Nam. Một trong số đó là thời trang tuần hoàn, khi sản phẩm sẽ được kéo dài tuổi thọ thay vì tập trung vào sử dụng nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khai thác tài nguyên để sản xuất sản phẩm mới khi những sản phẩm cũ sẽ được đi theo chu trình “Khai thác – Sản xuất – Tái chế”. Có nghĩa là sản phẩm đó sẽ được tái sử dụng liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau sau đó sẽ được tái chế thành nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm mới.

Ở một khía cạnh khác, Việt Nam Zero Waste cũng đưa đến giải pháp cho hạng mục “tái chế” khi những phế phẩm hoặc sản phẩm cũ này sẽ được chuyển đổi thành năng lượng có ích cho quá trình sản xuất của nhà máy trong nhiều ngành khác nhau.

Giải pháp cấp thiết cho ngành Dệt may Việt Nam

Xu hướng ‘Xanh hóa’ toàn cầu, một thử thách hay chính là một cơ hội cho ngành Dệt May Việt Nam? Đây chính là mối quan tâm nhức nhối không chỉ của riêng một doanh nghiệp mà cũng là thử thách đối với các nhãn hàng lớn. Để giải quyết vấn đề chung này, vào ngày 18/3/2022 vừa qua, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tổ chức Hội thảo Năng lượng Tái Tạo – Nguồn Năng lượng Sạch & Bền vững cho ngành Dệt May Việt Nam, phối hợp cùng các tổ chức Quốc tế như IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế) và WWF (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới). Đặc biệt, sự kiện lần này còn có sự tham gia của các đơn vị cung cấp giải pháp năng lượng như Việt Nam Zero Waste với chủ đề ‘ Zero Waste – giải pháp hướng đến sự cân bằng và phát triển’.

Mục đích của Hội thảo chính là để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nguồn Năng lượng Tái tạo, thay thế Năng lượng Hóa thạch đang dần cạn kiệt. Thông qua Hội thảo lần này, các doanh nghiệp dệt may và các nhãn hàng sẽ có thể kết nối với các nhà cung cấp năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối (Biomass), từ đó xác định hướng đi đến phát triển bền vững, nâng cao năng lực và uy tín trên thị trường quốc tế.

Biomass (năng lượng sinh khối) thuộc nhóm năng lượng Tái tạo và là nguồn cung ứng xanh – sạch và bền vững cho chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại về nguồn cung và hiệu quả của loại nhiên liệu xanh này trong thời buổi xu hướng sử dụng năng lượng sinh khối ngày càng tăng. Trả lời cho câu hỏi này từ BTC, đại diện của Việt Nam Zero Waste khẳng định rằng: ‘Các doanh nghiệp chỉ cần tập trung cho hiệu quả sản xuất của mình, còn Zero Waste sẽ luôn đồng hành để giải quyết vấn đề về năng lượng sạch và bền vững’.

Xem thêm: Sản xuất xanh cho ngành dệt may với biomass (sinh khối)

Kết thúc sự kiện kết nối 2 nhóm ngành Năng lượng và Dệt may đầy ý nghĩa, Zero Waste hy vọng đây sẽ là tiền đề để có thể hợp tác với các doanh nghiệp Dệt may trên con đường hướng đến phát triển bền vững sắp tới. Việt Nam Zero Waste tự tin là một giải pháp năng lượng phù hợp, giúp các doanh nghiệp Dệt may và nhãn hàng thực hiện chủ trương ‘Xanh hóa’ của toàn cầu.

Tham khảo thêm về sự kiện: https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-khong-the-cham-xanh-hoa-duoc-nua/ (KinhteSaiGon Online)

Hơi bão hòa – Giải pháp năng lượng sạch cho ngành dệt may

Hơi nước hay hơi bão hòa là một nguồn năng lượng sạch tiềm năng được sử dụng trong quá trình sản xuất của ngành dệt may để sản xuất sợi, nhuộm vải, in hoa văn, sấy khô, ủi,… Được tạo ra từ công nghệ lò hơi tầng sôi, một trong những công nghệ hàng đầu tại Việt Nam Zero Waste với nguồn nhiên liệu đốt xanh Biomass, hơi bão hòa hiện là một giải pháp năng lượng sạch mà thị trường năng lượng đang chú trọng. Sau đây là một dự án tiêu biểu của doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam đã thực hiện ‘xanh hóa’ chuỗi sản xuất với dịch vụ cung cấp hơi bão hòa từ Zero Waste.

Lò hơi biomass - Việt Thái Tech

Giải pháp ứng dụng lò hơi công nghiệp cho ngành dệt may Việt Nam

Zero Waste chính thức trở thành thành viên hiệp hội Dệt may Việt Nam

Nhân Ngày Truyền thống Dệt May Việt Nam (25 tháng 3) vừa qua, Việt Nam Zero Waste đã có được vinh hạnh gặp gỡ và gửi tặng đóa hoa chúc mừng ngày lễ ý nghĩa này đến Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS). Bên cạnh đó, đây là một dịp đặc biệt đánh dấu cột mốc Zero Waste chính thức trở thành hội viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

Zero Waste tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi rác thải thành nguồn năng lượng hữu ích. Bên cạnh đó, khi xu hướng ‘Xanh hóa’ toàn cầu đang ngày một tăng cao, Zero Waste càng mong muốn có thể mang đến các Quý khách hàng giải pháp phù hợp nhất, bằng việc chuyển đổi hoàn toàn từ nhiên liệu hóa thạch (than đá) sang nhiên liệu sinh khối (Biomass), một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng và hiệu quả.

Vì vậy, Việt Nam Zero Waste với sứ mệnh đem đến giải pháp năng lượng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đảm bảo thân thiện môi trường, sẽ cùng đồng hành với Hiệp hội trên chặng đường phát triển ngành Dệt may Việt Nam ngày một vững mạnh.

Dự án tiêu biểu:

GIẢI PHÁP CẤP THIẾT CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Đội ngũ Zero Waste cùng Đại diện Việt Thái Tech và Chủ tịch Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (từ trái qua)

Việt Thái Tech là nhà máy sản xuất vải trực thuộc quản lý của Tổng Công ty Cổ Phần May Việt Tiến (VTEC) – một thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất nhì ở Việt Nam. Vào tháng 3 năm 2022 vừa qua, Việt Thái Tech cùng với Việt Nam Zero Waste đã tiến hành ký kết hợp đồng cho dự án Cung cấp Hơi bão hòa với công suất lò hơi 8 tấn/giờ.

Đây có thể xem là một bước ngoặt chuyển sang chu trình sản xuất xanh đối với Việt Thái Tech khi thay thế lò hơi đốt than, dầu bằng lò hơi đốt bằng biomass – một giải pháp năng lượng sạch hữu hiệu tại Zero Waste. Dự án bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2022 tới, hứa hẹn mang lại những giá trị tích cực không chỉ với Việt Thái Tech mà còn giúp cho ngành Dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu ‘xanh hóa’.

Để biết thêm thông tin về dự án, quý khách hàng có thể truy cập thông qua:

Website: www.vietnamzerowaste.vn
Facebook: Việt Nam Zero Waste
Linkedin: Vietnam Zero Waste.

Đánh giá bài viết