Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI CÔNG NGHIỆP (1)

Nồi hơi có thể rất nguy hiểm nếu không được vận hành và bảo dưỡng  đúng cách. Do đó,  quy trình kiểm định nồi hơi trở nên rất nghiêm ngặt và đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành sử dụng loại thiết bị này. Tìm hiểu các quy định này cùng Việt Nam Zero Waste trong bài viết dưới đây. 

Thông tin cơ bản về Quy trình về kiểm định nồi hơi 

Kiểm tra nồi hơi

Kiểm tra nồi hơi (kiểm định nồi hơi) là biện pháp bắt buộc theo quy định của pháp luật trong quá trình vận hành nồi hơi công nghiệp. Nhà nước đã ban hành các thông tư, quy định, quy trình kiểm định nồi hơi rất chi tiết và rõ ràng (các bạn có thể xem thêm ở những thông tin bên dưới). 

Nồi hơi hoạt động dưới áp suất cực cao và nhiệt độ dao động lớn, thường thay đổi hàng trăm độ F. Nếu không kiểm tra định kỳ thường xuyên, một lỗ hổng trong nồi hơi có thể không được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Theo thời gian, các lỗ hổng nhỏ này sẽ gia tăng và trong trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến thảm họa như gây nổ, thương tích hoặc thậm chí tử vong cho người vận hành.

Kiểm định nồi hơi giúp ngăn ngừa các sự cố nghiêm trọng, chúng ta  có thể xác định và giám sát các quy trình bảo trì thích hợp theo quy định bắt buộc từ thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.

Quy trình kiểm định nồi hơi

Tiêu chuẩn và Quy trình về kiểm định nồi hơi với kỹ thuật an toàn

Quy trình về kiểm định nồi hơi 

Các công đoạn kiểm định nồi hơi được thực hiện theo hướng dẫn của Cục An toàn – Bộ LĐTB & XH, gồm:

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. 

Kiểm định kỹ thuật an toàn theo định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn khi có bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi: 

  • Khi sử dụng lại các nồi hơi đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên.
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi.
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn kiểm định nồi hơi

Khi kiểm tra nồi hơi, theo yêu cầu của người sử dụng và nhà sản xuất, điều kiện tiêu chuẩn về an toàn phải tương đương hoặc cao hơn. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong kiểm tra an toàn nồi hơi có thể áp dụng dựa trên các thông tư sau:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn nồi hơi phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

quy trình kiểm định nồi hơi

Quy trình kiểm định nồi hơi

Tham khảo: Tầm quan trọng về an toàn nồi hơi.

Các bước kiểm định trong Quy trình kiểm định nồi hơi

Quy trình kiểm định nồi hơi bên ngoài

Tình trạng phòng nồi hơi: Là một phần của quá trình kiểm tra nồi hơi, các thanh tra viên thường sẽ kiểm tra căn phòng đặt nồi hơi để đảm bảo không có mảnh vỡ dễ cháy hoặc các vật bọc khác có thể gây nguy hiểm về an toàn.

Bảng tên thông tin: Các thanh tra viên thường sẽ bắt đầu công việc bằng cách kiểm tra kỹ càng thông tin được gắn trên nồi hơi, nơi họ có thể tìm ra loại nồi hơi, thời điểm sản xuất nồi hơi, áp suất tối đa cho phép trong nồi hơi và các loại điều khiển cần thiết cho nồi hơi theo mã sản xuất ASME và NBIC ( Các yêu cầu của Bộ luật Kiểm tra Quốc gia).

Van an toàn: Van an toàn được cho là bộ phận quan trọng nhất của nồi hơi và sẽ là thiết bị quan trọng cần xem xét trong quá trình kiểm tra nồi hơi. Nếu có vấn đề xảy ra trong nồi hơi, van an toàn (còn được gọi là van giảm áp) sẽ giúp ngăn chặn quá áp, vấn đề cháy nổ.

Kiểm soát các thiết bị an toàn: Các thiết bị an toàn cũng có tầm quan trọng cao đối với sự an toàn. Tất cả các thiết bị phải được kiểm tra bằng mắt thường trong quá trình kiểm tra nồi hơi để đảm bảo tiếp tục sử dụng nồi hơi an toàn.

Đường ống: Đường ống trong phòng nồi hơi được sử dụng để di chuyển nước và nhiên liệu vào và ra khỏi nồi hơi. Tình trạng của đường ống phải được xem xét trong bất kỳ cuộc kiểm tra nồi hơi nào, vừa để đảm bảo rằng nó vẫn ở trong tình trạng tốt và cũng để đảm bảo rằng nó là loại đường ống phù hợp với cách nó đang được sử dụng theo tiêu chuẩn ASME (bộ tiêu chuẩn dùng để đo lường, kiểm soát và đánh giá chất lượng của sản phẩm chịu áp, chứa áp suất, thiết bị dẫn). Các ống khói cũng phải được kiểm tra để đảm bảo rằng khí carbon monoxide được thải ra ngoài đúng cách và không tích tụ trong phòng nồi hơi.

Không khí trong lành cho quá trình đốt cháy: Các đầu đốt trong nồi hơi phải nhận được tỷ lệ nhiên liệu không khí đi vào chính xác, đó là lý do tại sao các nhân viên kiểm tra sẽ xem xét các yêu cầu về không khí đốt của nồi hơi trong quá trình kiểm tra để đảm bảo đường dẫn khí được mở và cung cấp đủ không khí trong lành cho nồi hơi hoạt động tốt.

quy trình kiểm định nồi hơi

Quy định về kiểm định nồi hơi

Quy trình kiểm định nồi hơi bên trong

Thành và bề mặt nồi: Tất cả các thành và bề mặt bên trong đều được kiểm tra, tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu rò rỉ, ăn mòn , quá nhiệt hoặc các vấn đề cấu trúc khác trong nồi hơi.

Điều kiện nhiệt: Tất cả các điều kiện cháy được kiểm tra bên trong nồi hơi, bao gồm bộ quá nhiệt, bộ khử khí và bộ tiết kiệm nhiên liệu.

Thời hạn kiểm định nồi hơi

Theo thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, thời hạn kiểm định nồi hơi được quy định như sau: 

Kiểm định định kỳ là 02 năm. Thời hạn thực hiện quy trình kiểm định về nồi hơi an toàn đã sử dụng trên 12 năm. 

Trường hợp nhà sản xuất quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời gian kiểm định ngắn hơn thì phải tuân theo quy định của nhà sản xuất và yêu cầu của cơ sở. Việc rút ngắn thời gian, kiểm định phải thể hiện rõ điều này trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.

quy trình kiểm định nồi hơi

Quy trình kiểm định nồi hơi

Chi phí kiểm định nồi hơi 

Nhà nước quy định chi phí kiểm định nồi hơi theo mức giá tối thiểu của Thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sản xuất hơi do nhà sản xuất công bố.

Xem thêm bài tổng hợp thông tin ngắn gọn về lò hơi của chúng tôi tại: Mọi điều bạn cần biết về lò hơi.

Quý khách hàng cần tư vấn về nồi hơi vui lòng liên hệ trực tiếp theo những cách dưới đây để được hỗ trợ. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Việt Nam Zero Waste: 

  • Địa chỉ: 20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0947899363  (Mr. Sơn) – 0975 337 933 (Mr. Khang)
  • Email: info@vietnamzerowaste.vn
  • Website: https://vietnamzerowaste.vn/
Đánh giá bài viết