Nhiều trường hợp tai nạn hy hữu đáng tiếc về lò hơi gần đây đã chứng minh rằng: ‘Nếu các vấn đề về an toàn nồi hơi không được quan tâm và đảm bảo, thiết bị này sẽ như một quả bom nổ chậm, gây nguy hiểm và gián đoạn hoạt động cho toàn bộ nhà máy sản xuất’. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng: “nồi hơi sẽ phát nổ khi chúng không được vận hành đúng cách”.
Sau đây là các ‘chìa khóa’ giúp kiểm soát an toàn lò hơi giúp Quý Khách Hàng ngăn ngừa các tai nạn không đáng có:
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH CÓ THỂ GÂY RA CÁC VỤ NỔ LÒ HƠI CÔNG NGHIỆP
Một số lỗi và nguyên nhân phổ biến gây ra các sự cố nổ lò hơi công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, đe dọa các vấn đề an toàn nồi hơi như :
- Lắp đặt van an toàn không đúng cách hoặc không kiểm định kiểm tra định kỳ tính đáp ứng hoạt động của van khiến van an toàn bị vô hiệu hóa.
- Lò hơi bị xuống cấp do quản lý chất lượng đầu vào nhiên liệu khiến tuổi thọ thiết bị không đảm bảo (sử dụng nước cấp chất lượng nước không đạt, nhiên liệu nhiều thành phần ăn mòn không kiểm soát, vận hành thông số không phù hợp).
- Thiết bị tự động hóa bảo vệ không được đảm bảo và quá thô sơ.
- Sự bất cẩn của ban Quản lý và nhân viên vận hành lò cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn và nổ lò hơi.
- Nhân viên xử lý sự cố không đúng cách hoặc không có nội quy, quy trình rõ ràng cho xử lý các sự cố nghiêm trọng.
CÁC THIẾT BỊ CẦN CÓ ĐỂ ĐÁP ỨNG SỰ AN TOÀN NỒI HƠI
- Van an toàn: Được lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn nhà nước yêu cầu (TCVN) về lò hơi và thiết bị áp lực, đủ về số lượng, chất lượng, vị trí lắp đặt. Các van an toàn phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và niêm phong định kỳ hàng năm. Nghiêm cấm người vận hành nồi hơi nâng chỉnh hoặc thay đổi các thông số hoạt động của van an toàn. Người vận hành định kỳ kiểm tra khả năng làm việc của van an toàn để đảm bảo tính sẵn sàng của thiết bị.
- Thiết bị đo và kiểm soát áp suất: Mỗi cụm thiết bị về lò hơi và thiết bị áp lực phải được lắp đặt các loại đồng hồ áp suất cơ (tối thiểu 2 đồng hồ cho 1 lò hơi ở vị trí dễ quan sát liên tục và so sánh tính đồng nhất), thiết bị cảm biến áp suất để hệ thống điều khiển nhận tín hiệu bảo vệ liên tục, rơ – le áp suất để dừng toàn bộ hệ thống khi quá áp suất bảo vệ.
- Van xả hơi chủ động: Dùng để nhân viên vận hành có thể chủ động xả bớt hơi trong lò ra môi trường (đếm một không gian an toàn) để kiểm soát chủ động áp suất hơi trong lò trong các trường hợp vượt quá áp suất không mong muốn.
- Thiết bị kiểm soát mức nước làm việc và bảo vệ: Bao gồm kính thủy sáng quan sát mức nước (cần tối thiểu 2 kính thủy sáng cho mỗi lò hơi để quan sát và so sánh chéo lẫn nhau tính chính xác của thiết bị), thiết bị cảm biến mức nước để hệ thống điều khiển có thể tự động: khởi động và dừng hệ thống cấp nước để đảm bảo luôn có đủ nước cho thiết bị làm việc, khởi động bơm nước bổ sung khi bơm làm việc chính gặp sự cố hoặc không đủ công suất, dừng bảo vệ toàn hệ thống khi mức nước thấp hơn mức cho phép làm việc.
- Bơm cấp nước: Phải đủ công suất, áp suất, lưu lượng phù hợp để cấp nước cho lò hơi trong quá trình vận hành. Nên có tối thiểu 2 bơm cấp (1 chạy – 1 dự phòng) cho một hệ thống lò hơi để đảm bảo tính đáp ứng liên tục không bị gián đoạn cấp nước.
- Hệ thống đảm bảo chất lượng nước: Vì lò hơi là thiết bị sinh hơi liên tục, lượng nước bốc hơi tinh khiết để lại các cáu cặn còn lại bên trong lò làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị lò hơi. Hệ thống đảm bảo chất lượng nước cho lò hơi bao gồm:
- Xử lý đầu nguồn: Tùy vào công suất, áp suất, lưu lượng hơi của thiết bị. Lò hơi cần được xử lý các loại tạp chất hòa tan bên trong nước trước khi cấp vào lò đạt đến giá trị nồng độ cho phép. Các hệ thống cơ bản cần được xem xét đến có thể bao gồm: Lọc thô, bộ xử lý làm mềm loại bỏ hàm lượng đá vôi trong nước cấp, hệ xử lý RO lọc tinh các thành phần, hệ thống bổ sung hóa chất để ức chế/ trung hòa các thành phần.
- Xử lý trong quá trình: Lò hơi nên có hệ thống van và đường xả cáu cặn bố trí hợp lý để loại bỏ định kỳ cáu cặn tồn đọng trong lò hơi, đảm bảo chất lượng nước bên trong lò.
- Các thiết bị cảm biến khác: Các cảm biến nhiệt độ trên đường dẫn khói để phán đoán các sự cố về hệ thống trao đổi nhiệt bên trong lò đang sự cố, cảm biến mức nước các bồn chứa nước cấp, khử khí, trung gian để kiểm soát mức nước cung cấp liên tục, cảm biến dòng điện thiết bị để đảm phán đoán các sự cố thiết bị, các cảm biến khác để hỗ trợ người vận hành và quản lý phán đoán và xử lý sự cố một cách nhanh chóng và chính xác.
Các thiết bị cần có để đáp ứng sự an toàn nồi hơi
NHỮNG LƯU Ý KHI KHỞI ĐỘNG LÒ HƠI
- Phải tiến hành thủy lực ở áp suất quy định trước khi khởi động lò hơi.
- Tiến hành kiểm tra liên động các bảo vệ an toàn của lò hơi về thiết bị bảo vệ áp suất, mức nước trước khi lò hơi đưa vào hoạt động và định kỳ để đảm bảo chúng luôn làm việc đúng ý đồ lắp đặt.
- Luôn có thiết bị dự phòng cho các vị trí làm việc quan trọng như: Hệ thống bơm nước cấp, hệ thống kiểm soát áp suất làm việc trong lò, hệ thống kiểm soát và bảo vệ áp suất.
- Khi khởi động lò hơi, hãy kiểm tra xem các van cách ly vào và ra của máy bơm đã mở đầy đủ hay chưa.
- Sau khi thiết bị khởi động ổn định, các thiết bị có chức năng tự động cần đưa vào chế độ tự động như: Tự động cấp nước, tự động điều chỉnh công suất, tự động bảo vệ, các thông số cảnh báo.
- Phải tuyển dụng người vận hành nồi hơi được đào tạo và có trình độ kỹ thuật để vận hành nồi hơi.
Những lưu ý khi khởi động lò hơi
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM TRA AN TOÀN NỒI HƠI THƯỜNG XUYÊN
Theo các chuyên gia, những vụ nổ lò hơi có thể được ngăn chặn và cảnh báo kịp thời nếu doanh nghiệp tiến hành các biện pháp sau:
- Không bao giờ vận hành lò hơi trên áp suất làm việc thiết kế và kiểm tra van an toàn định kỳ theo quy định.
- Trong quá trình vận hành bình thường, phải thường xuyên kiểm tra thông số và ghi chép nhật ký vận hành, định kỳ kiểm tra hiện trường thiết bị để sớm phát hiện và phòng ngừa sự cố.
- Luôn kiểm tra chất lượng nước cấp, nước trong lò, nước hồi từ sản xuất để đảm bảo chất lượng nước.
- Để đảm bảo lò hơi vận hành an toàn và hiệu quả, hãy làm theo hướng dẫn vận hành của lò hơi của đơn vị cung cấp.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận nóng của nồi hơi đều được cách nhiệt, không chạm tay trần vào các bộ phận không được cách nhiệt.
- Thường xuyên vệ sinh các thiết bị trong khu vực nhà lò là điều cần thiết.
- Luôn kiểm tra rò rỉ hơi nước, nước, không khí và khí thải ở những khu vực khả nghi.
- Để đảm bảo lò hơi vận hành an toàn và hiệu quả, hãy làm theo hướng dẫn vận hành của lò hơi.
- Hệ thống điều khiển phải được làm sạch thường xuyên và giữ mát và cách ly với nồi hơi.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận nóng của nồi hơi đều được cách nhiệt, không chạm tay trần vào các bộ phận không được cách nhiệt.
- Điều rất quan trọng là phải bảo dưỡng hệ thống các quạt cấp 1, quạt cấp 2 và thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận chuyển động để dễ sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh các thiết bị trong khu vực nhà lò là điều cần thiết.
- Để đảm bảo động cơ hoạt động an toàn, không được tăng tần số của bộ biến tần trên 50 Hz.
- Phải kiểm tra sự phù hợp của công tắc áp suất, van an toàn và đồng hồ đo áp suất.
BIỆN PHÁP KIỂM TRA AN TOÀN NỒI HƠI ĐỊNH KỲ
- Làm sạch các ống nồi hơi định kỳ để tránh tích tụ tro hoặc cặn bẩn bên trong cũng như bên ngoài ống. Nếu không làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của lò hơi và cuối cùng dẫn đến quá nhiệt và rò rỉ các đường ống.
- Điều kiện không khí sơ cấp và thứ cấp phải được duy trì theo quá trình nạp nhiên liệu.
- Định kỳ kiểm tra áp suất trở lại của đầu đốt và áp suất đường dây để tránh các nguy cơ về nhiệt.
Biện pháp kiểm tra an toàn nồi hơi
Trên đây là những thông tin về an toàn nồi hơi, một thông tin vô cùng quan trọng để phòng chống cháy nổ. Quý khách có nhu cầu sở hữu lò hơi tại một nơi uy tín vui lòng liên hệ để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.
Việt Nam Zero Waste:
- Địa chỉ: B1-30 nội khu Mỹ Phú 3C, khu phố Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0975 324 488 (Mr. Văn) – 0975 337 933 (Mr. Khang)
- Email: info@vietnamzerowaste.vn
- Website: https://vietnamzerowaste.vn