Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
BeFunky-photo

Thông thường, để đảm bảo quá trình vận hành lò hơi tầng sôi được an toàn và hiệu quả, khâu chuẩn bị phải được thực hiện trơn tru và kỹ lưỡng. 

Đó là bởi vì các bộ phận của lò hơi tầng sôi sẽ có nguyên lý hoạt động phức tạp và đòi hỏi những thao tác khác nhau. Do đó, để vận hành lò hơi tầng sôi được hiệu quả thì người vận hành phải trải qua những khó khăn nhất định.

Chẳng hạn, khâu chuẩn bị nhiên liệu đầu vào để vận hành lò hơi đốt củi là cực kỳ vất vả, đó là chưa kể nếu lò hơi lớn hơn, số lượng nhiên liệu cần là rất lớn, do đó càng vất vả hơn. 

Còn nếu vận hành lò hơi đốt than cũng phức tạp không kém. Than là loại nhiên liệu lên nhiệt cực nhanh, do đó các thiết bị cần được cơ giới hóa và tự động hóa để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, việc thu hồi tro xỉ khi đốt than cũng tương đối vất vả. 

Đó là một số điểm tổng quan về vận hành lò hơi tầng sôi. Vậy quá trình vận hành sẽ diễn ra như thế nào? 

Những thông tin quan trọng:

  • Quy trình vận hành lò hơi tầng sôi bao gồm các bước: Kiểm tra trước khi vận hành; Mồi lò, cân chỉnh và vận hành (trong đó có chuẩn bị, mồi lò, dừng lò).
  • Những biện pháp an toàn trong vận hành cần đảm bảo các yếu tố như tăng cường an toàn bảo vệ cho lò hơi, nhân viên vận hành được đào tạo chuyên môn, kiểm tra trước khi vận hành, hạn chế tác động từ bên ngoài và thực hiện bảo dưỡng định kỳ.
  • Bảo dưỡng lò hơi sau khi vận hành cần phải làm như sau vệ sinh nhiệt kế, dọn sạch bụi và cặn bẩn, kiểm tra van an toàn, kiểm tra bộ lọc khí, kiểm tra hệ thống đường ống.
Vận hành Lò hơi tầng sôi
Vận hành Lò hơi tầng sôi

Quy trình vận hành một lò hơi tầng sôi 

Kiểm tra trước khi đi vào vận hành 

Việc kiểm tra tình trạng các hệ thống là rất quan trọng nhằm đảm bảo quá trình vận hành an toàn và hiệu quả cho lò hơi:

  • Kiểm tra áp suất hệ thống có đang trong giới hạn an toàn và đủ áp suất để cung cấp đủ nước cho quá trình sản xuất.
  • Cần đảm bảo mức nước ở buồng đốt dưới và buồng đốt trên đang đầy đủ, không quá thấp hoặc quá cao.
  • Cần kiểm tra đường ống và bộ lọc nhằm đảo bảo không có sự cố về đường ống hoặc lọc bẩn, tràn dầu, bụi và chất cặn bẩn.
  • Kiểm tra van xả và van an toàn hoạt động bình thường.
  • Hệ thống bảo vệ quá tải luôn hoạt động hiệu quả để ngăn chặn các sự cố quá tải đối với lò hơi.
  • Đảm bảo hệ thống đo nhiệt độ và áp suất đang hoạt động chính xác và được hiệu chỉnh định kỳ.
  • Hệ thống điện đang được bảo trì và vận hành đúng cách.

Việc kiểm tra các yếu tố trên trước khi đi vào vận hành lò hơi tầng sôi là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống. Nếu phát hiện sự cố nào, người vận hành nên chịu trách nhiệm phải sửa chữa hoặc cung cấp các giải pháp an toàn thích hợp trước khi tiếp tục quá trình vận hành của lò hơi.

Trước khi mồi lò, đảm bảo các dữ liệu về chiều cao lớp cát, khoảng cách từ béc phun lên các viên gạch đã được đo đạc kỹ lưỡng. 

Vạch dấu lớp cát rồi cho cát vào trong buồng đốt: Thông thường, lớp cát cao khoảng 200mm trở lên (tính từ mặt béc phun). Sau đó làm khô cát rồi cho sôi, ghi lại các thông số như:

  • Tần số quạt nhỏ nhất để cát sôi là bao nhiêu?
  • Bao nhiêu cát thì mới được chiều cao 200mm?
  • Từ mặt béc phun bao nhiêu thì cát bắt đầu sôi đều?
  • Áp suất gió cấp 1 là bao nhiêu?

Kiểm tra xong thì mồi lò. 

MỒI LÒ, CÂN CHỈNH VÀ VẬN HÀNH LÒ HƠI TẦNG SÔI NHIÊN LIỆU THAN ĐÁ 

CHUẨN BỊ 

Đầu tiên, cần chuẩn bị nhiên liệu đốt gồm than indo với kích cỡ mỗi hạt từ 1 – 10mm, than củi nặng khoảng 200kg. Tiếp theo bố trí từ 2 đến 3 nhân công để thực hiện quá trình vận hành lò hơi tầng sôi. Bên cạnh đó, một số vật dụng cần thiết khác như 20 – 40 lít dầu hỏa, giẻ lau từ 5 đến 10kg và 2 cây cào than.

MỒI LÒ 

Sau khi đã chuẩn bị xong những nguyên vật liệu cần thiết thì có thể bắt đầu mồi lò:

  • Cho cát vào cửa vệ sinh của buồng đốt sao cho lớp cát tính từ đầu béc phun 200mm trở lên. 
  • Bật quạt cấp 1 ở tần số 50Hz để làm sôi lớp cát. Sau 60 phút, lớp cát sôi đều, rồi tiến hành sấy khô cát.
  • Tắt quạt và kiểm tra bên trong buồng đốt. Nếu lớp cát đã sôi đều và đạt chiều cao 200mm trở lên thì làm bước tiếp theo (nếu như cát chưa sôi đuề và chưa đủ 200mm trở lên, nên tiếp tục cho cát vào sao cho đúng yêu cầu). 
  • Bật vít cấp than vào buồng đốt với chiều cao từ 30mm trở lên và đảm bảo than được trải đều trên lớp cát.
  • Cho than củi vào, dùng cào trải đều cho đến khi đều với lớp than mịn. 
  • Tạt dầu hỏa và lớp than củi, lấy giẻ lau tẩm dầu rồi cho vào buồng đốt. 
  • Kiểm tra buồng đốt, đảm bảo than củi đang cháy
  • Bật quạt ở tần số 3Hz để hút khí nóng. Tiếp tục quan sát lửa cháy. 
  • Dùng cào để làm đều than, đảm bảo than củi cháy đều. 
  • Bật quạt cấp 1 ở tần số 15Hz để cấp gió cho quá trình đốt cháy. Tiếp theo bật quạt hút ở tần số 7Hz.
  • Quan sát lớp than cháy bên trong buồng lò, nâng dần nhiệt độ cát lên 300 độ C để đảm bảo cho lớp than mịn cháy đều.
  • Khi cả than củi và than mịn đều cháy, tiếp tục cấp than vào lò để giữ lửa.
  • Tăng quạt cấp 1 lên tần số 25Hz để lớp cát và than đá sôi lúng búng và bắt đầu chuyển động (các hạt cát bắt đầu sôi). Dùng cào liên tục để làm lửa cháy đều và tăng nhiệt độ cho cát.
  • Liên tục quan sát nhiệt độ cát, đảm bảo cát tăng lên 500 độ C.
  • Khi đạt nhiệt độ đó, tăng quạt cấp 1 lên 30Hz, quạt hút lên 12Hz để cát sôi đều.
  • Liên tục cấp nhiên liệu đốt vào để nâng dần nhiệt độ của lớp cát. Trong quá trình mồi lò nên mở van xả khí.

Hoàn thành việc mồi lò.

CÁC BƯỚC MỒI LÒ, CÂN CHỈNH VÀ VẬN HÀNH LÒ HƠI ĐỐT TRẤU RỜI

  • Đốt trấu rời chỉ cần lớp cát 200mm trở lên tính từ mặt béc.
  • Các bước mồi lò sẽ giống với mồi than, chỉ cần thổi trấu vào buồng đốt là có thể mồi được (không cần bỏ thêm than củi vào để làm lớp đệm).

DỪNG LÒ 

Hãy liên hệ với nhà máy để có thể dừng lò. Khi dừng lò, phải đảm bảo đã tắt hết hệ thống cấp nhiên liệu cũng như nhiên liệu trong buồng đốt đã bị cháy hết. Lưu ý là chỉ khi nhiệt độ lớp cát hạ xuống dưới mức 850 độ C mới cho dừng lò. 

Bên cạnh đó, tắt các hệ thống quạt cấp 1, khi quạt cấp 1 dừng hẳn mới tắt hệ thống quạt hút.

NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH

Lò hơi tầng sôi cần được trang bị đầy đủ hệ thống bảo vệ an toàn như van an toàn, đèn báo áp suất, bảng điều khiển… Những hệ thống này giúp giám sát, phát hiện sớm các sự cố có thể xảy ra, tăng tính an toàn trong quá trình vận hành lò hơi.

Nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo về quy trình an toàn, các kiến thức liên quan đến bảo trì và sửa chữa thiết bị nhằm đảm bảo rằng họ có thể xử lý những rủi ro trong quá trình vận hành lò hơi tầng sôi.

Trước khi vận hành, hãy kiểm tra thiết bị và các hệ thống bảo vệ an toàn nhằm đảm bảo chúng hoạt động bình thường, không có bất thường bên trong lò hơi và áp suất đúng theo yêu cầu.

Lò hơi tầng sôi cần được đặt ở những nơi không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, gió lớn hoặc mưa, và tránh các tác động bất thường gây ảnh hưởng đến hiệu suất của lò hơi.

Hệ thống lò hơi cần được bảo dưỡng định kỳ theo đúng kế hoạch, bao gồm kiểm tra các bộ phận quan trọng, phát hiện và khắc phục sự cố sớm, thay thế những bộ phận bị hao mòn hoặc không đạt tiêu chuẩn.

BẢO DƯỠNG LÒ HƠI SAU KHI VẬN HÀNH

Bảo dưỡng lò hơi sau khi vận hành là một việc cần thiết nhằm duy trì hiệu suất hoạt động của lò hơi và kéo dài tuổi thọ. Để có thể bảo dưỡng lò hơi đúng cách, doanh nghiệp cần phải tuần theo các bước như sau:

  • Vệ sinh nhiệt kế: Đây là phần quan trọng của lò hơi, cần được bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo độ chính xác của nhiệt độ. Hãy kiểm tra nhiệt kế sau khi vận hành để chắc chắn rằng nó hoạt động chính xác và không gặp vấn đề nào.
  • Dọn sạch bụi và cặn bẩn: Trong quá trình vận hành, lò hơi sẽ chịu ảnh hưởng của bụi và cặn bẩn. Hãy sử dụng bàn chải hoặc thiết bị bơm hơi để dọn sạch bụi và cặn bẩn trong lò hơi sau khi vận hành.
  • Kiểm tra van an toàn: Đây là bộ phận quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo quá trình vận hành lò hơi tầng sôi diễn ra an toàn. Hãy kiểm tra van để đảm bảo nó hoạt động tốt và không gặp vấn đề nào.
  • Kiểm tra bộ lọc khí: Bộ lọc khí giúp lọc các tạp chất và bảo vệ các bộ phận bên trong lò hơi, vì vậy cần phải kiểm tra để đảm bảo rằng nó không bị hư hỏng.
  • Kiểm tra hệ thống đường ống: Đây là bộ phận cấp nước và khí đốt cho lò hơi, hãy kiểm tra hệ thống ngay sau khi vận hành để đảm bảo rằng nó không bị rò rỉ.

KẾT LUẬN 

Trên đây là quy trình cơ bản để vận hành một hệ thống lò hơi tầng sôi, việc thực hiện trực tiếp sẽ có một vài khác biệt. Do đó, để có thể nắm vững cách vận hành lò hơi tầng sôi, hãy liên hệ đến Zero Waste để được tư vấn.

Đánh giá bài viết