TỔNG QUAN
- Net Zero, hay Net Zero emission (phát thải ròng bằng 0), theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chính là thành tựu, kết quả của trạng thái cân bằng lượng khí thải nhà kính thải ra khí quyển bằng cách loại bỏ các hoạt động phát thải của con người trong một khoảng thời gian nhất định. Tính đến năm 2050, con người phải đạt được mục tiêu này mới có thể đảm bảo sự sống của Trái đất. Vậy, những yếu tố nào tác động trực tiếp đến sự nóng lên toàn cầu? Làm sao để có thể đưa con số phát thải hiện tại xuống bằng 0?
Tầm quan trọng của Net Zero
- Theo Net Zero Climate, thuật ngữ Net Zero rất quan trọng là bởi nó đồng nghĩa với sự chấm dứt hiện tượng nóng lên của Trái đất. Điều này cũng có nghĩa để đi đến mục tiêu Net Zero chính là phải thực hiện hành động giảm phát thải nhà kính hoặc loại bỏ các hoạt động phát thải đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
- Một nghiên cứu cho thấy, lượng phát thải CO2 hàng năm ở Việt Nam tăng nhanh chóng bắt đầu từ năm 2000, và cho đến năm 2019, con số phát thải là 247.71 triệu tấn (Hình 1).
- Có thể thấy, việc đốt nhiên liệu hóa thạch chính là một trong những tác nhân chính gây ra sự gia tăng mạnh trong lượng khí thải nhà kính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực thải ra nhiều khí thải nhất là: Năng lượng; Thay đổi canh tác và mục đích sử dụng đất; Công nghiệp; Xử lý chất thải. Trong đó, lĩnh vực năng lượng có mức phát thải cao nhất với 73% (Hình 2).
Ý nghĩa Net Zero đối với ngành công nghiệp năng lượng
- Theo IEA 2021, (Cơ quan Năng lượng quốc tế), một trong những giải pháp chính yếu để đạt được mục tiêu Net Zero là sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Việc cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ mang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn giúp chúng ta đạt được mục tiêu Net Zero đề ra năm 2050.
- Bên cạnh đó, Net Zero theo IEA còn có nghĩa là một sự thay đổi nhanh chóng từ nhiên liệu hóa thạch. Từ những dữ liệu được cung cấp trên, việc cắt giảm hoạt động khai thác – sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí tự nhiên là cần thiết để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn môi trường.
- Cuối cùng, việc thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon chính là giải pháp hữu hiệu góp phần đạt được Net Zero. Từ các hoạt động xử lý khí thải trực tiếp đến dịch vụ cung cấp giải pháp cho các lĩnh vực khó giảm phát thải như sản xuất xi măng, chúng ta có thể loại bỏ một lượng phát thải CO2 khỏi khí quyển một cách hiệu quả (IEA 2021).
Việt Nam Zero Waste chính là giải pháp
- Là một doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi năng lượng sạch, những gì Việt Nam Zero Waste đã và đang làm chính là đem lại giá trị tốt đẹp cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Việt Nam Zero Waste với các sản phẩm và dịch vụ cung cấp hơi, sẽ mang đến cho khách hàng sự hiệu quả của việc sử dụng năng lượng sạch bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu thân thiện môi trường hơn như nhiên liệu Biomass. Hơn hết, nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc cân bằng phát thải, Việt Nam Zero Waste hình thành một hệ sinh thái khép kín với mục tiêu bù đắp lượng phát thải thông qua thị trường Carbon. Nhìn chung, Net Zero không chỉ là một mục tiêu to lớn của toàn cầu nói chung mà còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam Zero Waste nói riêng để hướng đến một tương lai không còn phát thải.
- IPCC. (2018). Special report: Global warming 1.5ºC. https://www.ipcc.ch/sr15/chapter/glossary/
- Net Zero Climate. (n.d). What is Net Zero?. https://netzeroclimate.org/what-is-net-zero/
- Ritchie H & Roser M. (August 2020). CO₂ and Greenhouse Gas Emissions. Our World in Data. https://ourworldindata.org/co2-and-other-greenhouse-gas-emissions
- Climate Science. (2020). Sự phát thải theo Nguồn: Lĩnh vực nào phát thải nhiều nhất?. https://climatescience.org/vi/advanced-s%E1%BB%B1-ph%C3%A1t-th%E1%BA%A3i-theo-ngu%E1%BB%93n/
- IEA. (2021). Net Zero by 2050: A Roadmap for the Global Energy Sector. https://www.iea.org/reports/net-zero-by-2050