TỔNG QUAN
Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism) không chỉ mang lại hiệu quả xã hội cao mà còn là một cơ hội để đạt được sự phát triển bền vững cho các quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vậy bản chất của CDM là gì?
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một cơ chế hợp tác được thành lập theo Nghị định thư Kyoto năm 1997, mang tiềm năng hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững bằng cách thúc đẩy đầu tư thân thiện với môi trường từ chính phủ và doanh nghiệp ở các nước công nghiệp hóa.
Bối cảnh lịch sử: Để nâng cao tầm quan quan trọng của việc bảo vệ môi trường cũng như đạt được sự phát triển bền vững, vào tháng 12 năm 1997, Nghị định thư Kyoto ra đời như một cột mốc quan trọng đánh dấu lần đầu tiên các chính phủ chấp nhận sự ràng buộc pháp lý đối với hiệu ứng nhà kính.
Cũng từ đây, CDM đã trở thành một điều khoản của Nghị định thư, cho phép các chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân ở các nước công nghiệp thực hiện các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển và nhận tín chỉ Cacbon dưới hình thức ” Chứng nhận giảm phát thải ” (CERs).
1 CER = 1 tấn Cacbon được giảm
Những tín chỉ CERs này có thể giao dịch, mua bán, và được sử dụng bởi các nước công nghiệp để đạt được một phần của mục tiêu giảm phát thải của họ theo Nghị định Kyoto. Bên cạnh đó, nơi diễn ra những hoạt động trao đổi này được gọi là thị trường Cacbon (Cacbon market).
QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CDM TRONG THỊ TRƯỜNG CACBON
Nhìn chung, CDM góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển, đồng thời cho phép các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả – không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn hữu ích cho việc bảo vệ môi trường.