Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
Biến đổi khí hậu: Sự đe dọa đến nguồn năng lượng sạch

Trong thời đại mà công nghệ phát triển ngày cạnh mạnh mẽ, nguồn năng lượng sạch trở thành một chủ đề vô cùng quan trọng, không chỉ vì sự phát triển kinh tế mà còn bởi nguy cơ của biến đổi khí hậu đang đe dọa tới cuộc sống của con người.

Do đó, việc tăng cường chuyển đổi nguồn năng lượng sạch là vô cùng cấp bách. Vậy các nước đã và đang phát triển nói gì về sự đe dọa của biến đổi khí hậu đến nguồn năng lượng này? Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Nam Zero Waste xem qua các thông tin và hiểu rõ hơn tình hình hiện tại nhé.

Những thông tin quan trọng:

  • Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn năng lượng sạch, cũng như độ bền vật lý của hạ tầng năng lượng hiện tại và tương lai.
  • Năm 2022 vừa qua đánh dầu nhiều thiệt hại chưa từng có từ những hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
  • Nhằm phát triển nguồn năng lượng sạch, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn năng lượng này.
Biến đổi khí hậu: Sự đe dọa đến nguồn năng lượng sạch
Biến đổi khí hậu: Sự đe dọa đến nguồn năng lượng sạch

Biến đổi khí hậu đe dọa đến nguồn năng lượng sạch

Theo báo cáo từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố vào ngày 11/10/2022 biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn năng lượng sạch, cũng như độ bền vật lý của hạ tầng năng lượng hiện tại và tương lai.

Số lượng các thảm họa thiên nhiên đã tăng gấp 5 lần trong nửa thế kỷ qua và gây thiệt hại gấp 7 lần so với những năm 1970. Những thảm họa thiên nhiên trong năm 2022 đã trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, WMO cũng đưa ra ví dụ về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nguồn năng lượng sạch như sau:

  • Vào tháng 11 năm 2020, mưa đóng băng phủ kín các đường dây điện ở vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, khiến hàng trăm nghìn ngôi nhà không có điện trong vài ngày.
  • Vào tháng 1 năm 2022, sự cố mất điện trên diện rộng do đợt nắng nóng lịch sử ở Buenos Aires, Argentina đã ảnh hưởng đến khoảng 700.000 người. 
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng năng lượng hiện tại và tương lai
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng năng lượng hiện tại và tương lai

Ngoài các ảnh hưởng mà WMO đã đưa ở trên, hiện tại sự đe dọa của biến đổi khí hậu còn tác động tiêu cực trực tiếp đến những vấn đề sau.

Nguồn nước dần khan hiếm

Cũng theo báo cáo từ WMO, năm 2020 có đến 87% điện năng trên toàn thế giới được sản xuất bởi các hệ thống nhiệt điện, hạt nhân và thủy điện phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn nước có sẵn. 

Tuy nhiên, lại có tới 33% các nhà máy nhiệt điện dựa vào nguồn nước ngọt sẵn có nhằm mục đích làm mát thuộc những khu vực chịu áp lực về nước cao. Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân cũng có trường hợp tương tự chiếm 15%, WMO dự kiến tỷ lệ sẽ tăng lên 25% trong 20 năm tới.

Song song đó, ở các khu vực thiếu nước trầm trọng chiếm tới 11% công suất thủy điện. Và khoảng 26% số đập thủy điện hiện có và 23% số đập dự kiến nằm tại các lưu vực sông đang gặp nguy cơ khan hiếm nước từ mức độ trung bình đến rất cao.

MWO cũng đưa ra ví dụ về sự ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân đến nguồn năng lược sạch này như sau:

  • Nhà máy hạt nhân Turkey Point ở Florida (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), nằm ở mực nước biển, sẽ bị đe dọa trong những thập kỷ tới.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, để có thể đưa ra giải pháp giải quyết tình trạng nguồn nước ngày càng khan hiếm cần đưa ra những cải tiến thường xuyên trong thực tiễn vận hành và phát triển các nghĩa vụ pháp lý có thể làm giảm đáng kể tổn thất sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân do thời tiết khắc nghiệt.

Nguồn nước dần khan hiếm
Nguồn nước dần khan hiếm

Ngoài việc đe dọa đến nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu còn có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người. Dưới đây là một kỷ luật “buồn” về biến đổi khí hậu trong năm 2022.

Những kỷ luật “buồn” về biến đổi khí hậu trong năm 2022

Năm 2022 vừa qua đánh dầu nhiều thiệt hại chưa từng có từ những hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bao gồm:

  • Ngày 5/1: Cơ quan Khí tượng Anh cũng xác nhận, 2022 là năm nóng nhất trong lịch sử nước Anh với mức nhiệt độ cao nhất kể từ năm 1884. Vào tháng 7, lần đầu tiên trong lịch sử, nhiệt độ tại Anh vượt 40 độ C.
  • Ngày 6/1: Cơ quan Thời tiết quốc giá Pháp cho biết, năm 2022 nước này đã trải qua nhiệt độ trung bình cao nhất và lượng mưa thấp nhất từ trước đến nay.
  • Ngày 10/1: Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, 2022 đã trở thành năm nóng nhất thứ 5 kể từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập dữ liệu vào thế kỷ 19.
  • Hơn 15.000 người ở châu Âu đã tử vong trong năm qua do nắng nóng khắc nghiệt chưa từng thấy. Châu Âu cũng chứng kiến đợt hạn hán tồi tệ nhất ở lục địa này trong 500 năm qua.
  • Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, ở các nước biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng thời tiết cực đoan, khiến các đợt sóng nhiệt trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn.

Diễn viên Angelina Jolie – Cựu Đại sứ Liên hợp quốc về người tị nạn – cũng cho rằng: “Tôi nghĩ đây là một hồi chuông cảnh tỉnh thực sự với thế giới nơi chúng ta đang sống. Biến đổi khí hậu không chỉ có thật mà đang hiện hữu khắp nơi”.

Những kỷ luật "buồn" về biến đổi khí hậu trong năm 2022
Những kỷ luật “buồn” về biến đổi khí hậu trong năm 2022

Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và sự cạn kiệt của các nguồn hóa thạch như than đá, dầu mỏ… nhiều tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới đã và đang kêu gọi tăng cường phát triển các nguồn năng lượng sạch trở thành xu thế chung của toàn cầu.

Tăng cường phát triển nguồn năng lượng – Xu hướng tất yếu của tương lai

Nhằm phát triển nguồn năng lượng sạch, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu – chế tạo các công nghệ, thiết bị hiện đại để khai thác tiềm năng vô tận của các nguồn năng lượng này.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), cho thấy thị trường toàn cầu cho các công nghệ năng lượng sạch sản xuất hàng loạt quan trọng sẽ trị giá khoảng 650 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 – gấp hơn ba lần mức hiện nay – nếu các quốc gia trên toàn thế giới thực hiện đầy đủ các cam kết về năng lượng và khí hậu đã công bố.

Các công việc liên quan đến sản xuất năng nguồn lượng sạch sẽ tăng gấp đôi từ 6 triệu ở thời điểm hiện gần lên gần 14 triệu vào năm 2030 – và tốc độ tăng trưởng công nghiệp sẽ được dự kiến trong những thập kỷ tiếp theo khi quá trình chuyển đổi diễn ra.

Ông Fatih Birol – Giám đốc điều hành IEA – cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến các công nghệ năng lượng sạch phát triển vô cùng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Nếu mọi thứ được công bố được triển khai, các khoản đầu tư chảy vào sản xuất các công nghệ năng lượng sạch sẽ cung cấp 2/3 những gì cần thiết trong lộ trình hướng tới mức phát thải ròng bằng 0”.

Tăng cường phát triển nguồn năng lượng
Tăng cường phát triển nguồn năng lượng

Nhìn chung, việc sử dụng nguồn năng lượng sạch là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Dù vậy, ta cần phải xem xét một cách cân nhắc về mặt kinh tế và môi trường để chọn lựa, sử dụng các nguồn năng lượng sạch phù hợp nhất cho mỗi nơi, đảm bảo tính bền vững và an toàn cho con người và môi trường sống.

Nếu không hành động ngay bây giờ để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hậu quả có thể sẽ là vô cùng đáng sợ cho thế giới và hành tinh mà chúng ta sống.

Xem thêm: Sử dụng sinh khối rừng giảm biến đổi khí hậu

Đánh giá bài viết