Các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cho phép các nước đang phát triển chuyên môn hóa và thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo việc làm để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế.
Tuy nhiên, thảm họa đại dịch Covid-19 qua những con số thống kê trong 4 tháng đầu năm 2020, gây những thiệt hại nghiêm trọng trên toàn cầu, làm gián đoạn cuộc sống và sinh kế của mọi người dân cũng như sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp trên thế giới. COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa.
Theo Hafez Ghanem (Phó Chủ tịch, Khu vực Đông và Nam Phi, Ngân hàng Thế giới), tình hình tồi tệ của cú sốc cung cầu này có thể xoá đi những thành công ban đầu trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở một số quốc gia trong khu vực.
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuỗi giá trị điện tử chịu tác động của tình trạng phong tỏa đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài và gián đoạn dịch vụ kho vận, ảnh hưởng đến cả việc vận chuyển nguyên vật liệu thô và linh kiện điện tử – và phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Những chuỗi cung ứng đường dài có thể làm chậm khả năng phản ứng nhanh chóng của doanh nghiệp trước khủng hoảng và khiến doanh nghiệp đối mặt với tình cảnh không thể xoay vòng tồn kho.
MẶT LỢI CỦA ĐẠI DỊCH
Tuy rằng đại dịch Covid 19 đã gây nên khá nhiều thiệt hại về mặt tinh thần cũng như vật chất với các doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới. Nhưng, qua đó đại dịch đã để lại rất nhiều bài học và những lợi ích cho các doanh nghiệp. COVID-19 cũng đẩy nhanh xu hướng số hóa. Việc người lao động bị phong toả tạo ra động cơ mạnh mẽ cho doanh nghiệp chuyển đổi tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến. Những biện pháp hạn chế đi lại khuyến khích bán hàng trực tuyến và thúc đẩy thương mại điện tử (E-commerce), nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến với người tiêu dùng mới một cách dễ dàng và nhanh chóng.