Thông tin liên lạc

Địa chỉ

20/4 đường nội khu Symphony, khu phố Phú Mỹ Hưng Midtown, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 70000, Việt Nam

Hotline

0902898953

Email

info@vietnamzerowaste.vn
COAL

Đâu là loại nhiên liệu nào có thể thay thế cho than đá? Và liệu nó có mang lại hiệu quả như than đá hay không? Hãy cùng xem bảng so sánh biomass và than đá trong bài viết dưới đây.

So sánh biomass và than đá giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về hai nhiên liệu này. Biomass tạo ra năng lượng sạch, giúp giải quyết các tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong các nhà máy sản xuất, đồng thời chi phí thấp hơn 15-20 lần than đá, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng ngàn chi phí. 

Tổng quan ngành năng lượng

BIOMASS HAY THAN ĐÁ MỚI LÀ NHIÊN LIỆU ĐỐT HIỆU QUẢ?

Ngành năng lượng hóa thạch là ngành kinh doanh sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá. Các công ty trong ngành này khai thác, sản xuất và phân phối các sản phẩm năng lượng như xăng, dầu diesel, khí đốt và điện.

Các công ty trong ngành năng lượng hóa thạch đã trở thành những tập đoàn đa quốc gia với quy mô lớn và ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế và chính trị thế giới. Tuy nhiên, ngành năng lượng hóa thạch cũng đang gặp phải nhiều áp lực từ các yếu tố bên ngoài như nhu cầu tăng trưởng bền vững và các vấn đề về môi trường.

Khủng hoảng năng lượng đang tiếp diễn và trở thành mối đe dọa đối với các khu vực, quốc gia có lĩnh vực công nghiệp phát triển mạnh như châu Âu và Trung Quốc.

Đặc biệt, ở các quốc gia này, than đá là nguồn cung chủ yếu để sản xuất năng lượng phục vụ cho cả hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay, khi nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao hậu đại dịch, than đá cũng trở thành loại hàng hóa khan hiếm vì cung không đủ để đáp ứng cầu.

 

THAN ĐÁ

BIOMASS

Định nghĩa

 Là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ các sinh vật chết chứa CO2, bị chôn trong lòng đất, phân hủy và biến đổi thành than, dầu, khí tự nhiên,..

Là các vật chất sinh học bao gồm các loại thực vật, cây trồng công nghiệp, phế phụ phẩm nông – lâm nghiệp,…có thể được sử dụng để đốt cháy tạo ra nguồn năng lượng dồi dào.

Nhiệt trị (kcal/kg)

 7,800 – 8,000

 

3,200 – 4,500

 

Thời gian Hình thành / Khai thác

Hàng triệu năm

Vài năm (phụ thuộc mùa vụ, thời gian trồng,…)

Trong ngành lò hơi công nghiệp

  • Là nhiên liệu đốt phổ biến; sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất điện
  • Mang lại hiệu quả năng lượng cao và là nhiên liệu đáng tin cậy để phục vụ sản xuất năng lượng
  • Chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi chuyên biệt để đảm bảo nhiên liệu cháy kiệt, hạn chế các khí thải độc hại ra môi trường như: Cacbon, Metan,…

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ
  • Có sẵn và dễ tìm kiếm
  • Dễ vận chuyển  
  • Có thể tái tạo bằng cách trồng rừng
  • Cân bằng, giảm phát thải CO2
  • Tận dụng đa dạng nguồn rác thải: công – nông – lâm nghiệp
  • Thân thiện môi trường

Nhược điểm

  • Nguồn năng lượng hữu hạn (không tái tạo được)
  • Gây phát thải lớn (cả quá trình khai thác và sử dụng đều thải nhiều CO2 ra môi trường)
  • Mất rất lâu để hình thành
  • Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
  • Ảnh hưởng bởi tính mùa vụ và phạm vi phân bổ
  • Hiệu quả năng lượng chưa cao
  • Tốn diện tích kho chứa

Loại nhiên liệu

Giá
(đ/kg)

Nhiệt trị 

(kCal/kg)

Năng lượng tiêu hao 

(kg/tấn hơi)

Chi phí sản xuất hơi
(đ/ tân hơi)

Mùn cưa

1200

3780

216

259.544

Củi băm cao su

1000

2492

328

328.115

Vỏ trấu

900

3466

236

312.288

Bã điều

1450

4268

220

319.714

Than cám 

3000

6500

126

337.307

Than Cục 

4500

7500

109

490.499

Dầu Deiesel

25000

10800

76

1.900.000

Có thể nói, việc thay thế than đá bằng biomass là hoàn toàn khả thi và đang được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Biomass là nguồn năng lượng tái tạo với thành phần có đến 75% do được sản xuất từ các tài nguyên thực vật như cây trồng, rơm, cỏ hoặc chất thải sinh học.

Chính vì thế, biomass rất dễ bén lửa và có khả năng duy trì tình trạng cháy lâu hơn so với than đá hoặc khí gas.

Biomass có thể được sử dụng để sản xuất nhiều loại năng lượng khác nhau như khí đốt sinh học, điện, và nhiệt. Điều này có thể giảm đáng kể sự phụ thuộc của các nước vào than đá và giảm lượng khí thải carbon dioxide vào môi trường, làm giảm tác động của thay đổi khí hậu.

Mặc dù việc sử dụng các dạng năng lượng hóa thạch như than đá, dầu,…sẽ tạo nhiệt lượng cao hơn các nhiên liệu sinh khối đến 3 lần, nhưng ngược lại, giá thành của chúng lại gấp biomass đến 15-20 lần.

Chính vì vậy, sử dụng biomass để thay thế các dòng nhiênn liệu truyền thống như than đá, gas, dầu,…vừa giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành, vừa giải quyết tình trạng khủng hoảng năng lượng đang cấp bách như hiện nay.

Ngoài ra, lượng tro sinh ra nhờ quá trình đốt biomass còn có thể được tái sử dụng cho các ngành công nghiệp khác.


Qua bảng so sánh trên, mặc dù Biomass còn một số hạn chế, song với những giải pháp hữu hiệu, công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, Zero Waste có thể đảm bảo hiệu quả mang lại từ loại nhiên liệu xanh này. Đồng thời Zero Waste khẳng định rằng đây là một nguồn năng lượng đầy tiềm năng để hướng đến tương lai phát triển bền vững.

Biomass hoàn toàn là sự lựa chọn phù hợp để thay thế than đá (nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt) với tính chất bền vững có thể tái tạo được và hoàn toàn là một nguồn năng lượng thân thiện môi trường.

Đánh giá bài viết